Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức năm học 2023-2024 gồm giáo án word và điện tử, được biên soạn phát triển theo hướng dẫn của công văn số 5512. Giáo án này mang đến cho giáo viên một công cụ hữu ích để tham khảo và nhanh chóng soạn giáo án, xây dựng kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 theo chương trình giáo khoa mới. Đừng bỏ lỡ cơ hội tham khảo bản demo giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 trong bài viết dưới đây.
1. Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 file Word và powerpoint sách Kết Nối Tri Thức
1.1. Mẫu giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 chủ đề 1
Chủ đề 1: Em với nhà trường
Thông tin file giáo án word Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8:
- Tất cả GA bản Word đều được soạn theo mẫu giáo án 5512 của Bộ Giáo Dục chi tiết, rõ ràng và mạch lạc.
- Giáo án có sẵn để tải về dưới định dạng Word dễ dàng chỉnh sửa nội dung theo ý muốn.
- Giáo án có sẵn để tải về dưới định dạng Word.
1.2. Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức
Mẫu slide giáo án điện tử lớp 8 chủ đề 2
Thông tin file giáo án powerpoint (slide) lớp 8:
- Giáo án có sẵn để tải về dưới định dạng Powerpoint (slide).
- Nội dung giáo án điện tử và Word đồng bộ với nhau
- Sử dụng font chữ Time New Roman để tăng tính đồng nhất và dễ đọc.
- Dễ dàng chỉnh sửa nội dung theo ý muốn.
- Nội dung giáo án được trình bày sinh động và hiện đại.
- Sử dụng nhiều hình ảnh hỗ trợ để làm cho giáo án trực quan và dễ hiểu.
Để hỗ trợ các giáo viên áp dụng phương pháp sáng tạo và hoạt động thực tế, tạo ra môi trường học tập phong phú, hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho các em học sinh, TopSKKN đã tổng hợp và gửi đến quý thầy cô Giáo án Ngữ văn lớp 8 sách Kết nối tri thức mới nhất. Các thầy cô hãy tham khảo ngay nhé!
2. Giá tải giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8
Phí tải giáo án | Word | PPT (Tặng Word) |
Cả năm | 450.000 | 750.000 |
1 kì | 300.000 | 450.000 |
Tuần lẻ | 40.000 | 60.000 |
Khách mua giáo án PowerPoint tặng Word
Phí tải giáo án word theo chủ đề:
Chủ đề | Tiêu đề | Phí tải |
1 | Em với nhà trường | 120.000 |
2 | Khám phá bản thân | 120.000 |
3 | Trách nhiệm với bản thân | 150.000 |
3 | Rèn luyện bản thân | 150.000 |
Danh sách bài lẻ:
Mã giáo án | Tiêu đề | Link demo |
GA81211 | Tuần 1 | Demo Word |
GA81212 | Tuần 2 | Demo Word |
GA81213 | Tuần 3 | Demo Word |
GA81214 | Tuần 4 | Demo Word |
GA81215 | Tuần 5 | Demo Word |
GA81216 | Tuần 6 | Demo Word |
GA81217 | Tuần 7 | Demo Word |
GA81218 | Tuần 8 | Demo Word |
GA81219 | Tuần 9 | Demo Word |
GA81220 | Tuần 10 | Demo Word |
GA81221 | Tuần 11 | Demo Word |
GA81222 | Tuần 12 | Demo Word |
GA81223 | Tuần 13 | Demo Word |
GA81224 | Tuần 14 | Demo Word |
GA81225 | Tuần 15 | Demo Word |
GA81226 | Tuần 16 | Demo Word |
GA81227 | Tuần 17 | Demo Word |
Hiểu được tầm quan trọng của môn lịch sử 8, TOPSKKN đã tổng hợp giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức để các cô giáo có thêm nhiều nguồn tham khảo, từ đó có những bài giảng phong phú đa dạng.
3. Thời gian bàn giao giáo án Word và giáo án điện tử HĐTN 8 KNTT
3.1. Thời gian bàn giao giáo án word HĐTN 8 KNTT
Đợt bàn giao | Thời gian bàn giao | Nội dung |
Đợt 1 | 20/7 | 1/2 giáo án kì 1 |
Đợt 2 | 20/8 | Đủ kì 1 |
Đợt 3 | 25/10 | 1/2 kì 2 |
Đợt 4 | 25/12 | Đủ cả năm |
3.2. Thời gian bàn giao giáo án powerpoint HĐTN 8 KNTT
4. Cách thức đặt mua giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức
Hình thức thanh toán:
Với khách hàng mua bộ full:
Lần 1: Cọc trước 1/2 phí Giáo Án
Lần 2: Đến khi nhận đủ giáo án kì 1 thì thanh toán nốt phần phí còn lại.
Với khách hàng mua lẻ: Gửi kèm mã tài liệu cần mua tới số Zalo và ảnh chụp chuyển khoản của bạn.
Để đặt mua giáo án bạn có thể làm theo 2 bước sau:
Bước 1: Chuyển phí vào:
- Số tài khoản: 3100281021858
- Tên chủ tài khoản: Lê Thị Thuỳ Linh
- Ngân hàng Agribank
Bước 2: Gửi tin nhắn thông báo đặt trước qua Zalo: 0833 206 833
5. Nội dung Chi tiết giáo án Word môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức
CHỦ ĐỀ 1. EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn.
- Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
- Rèn luyện được năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chủ; phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
*********************
Tuần 2 – Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ – Tham gia các cuộc phát động, giao lưu do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức
I. MỤC TIÊU:
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Trình bày được những hậu quả tiêu cực của bắt nạt học đường.
- Rèn luyện được kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động do lớp, nhà trường tổ chức để phòng, tránh bắt nạt học đường
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với TPT, BGH và GV
- Nội dung về phòng, tránh bắt nạt học đường.
- Tình huống bắt nạt học đường.
- Các câu hỏi về bắt nạt học đường.
- Phần thưởng nhỏ cho HS có câu trả lời đúng hoặc chiến thắng trong các trò chơi.
- Một thùng thư có khóa đã được gắn ở gốc cây của trường.
- Đối với HS
- Tìm hiểu về các tình huống bắt nạt học đường; cách phòng, tránh bắt nạt học đường và hậu quả tiêu cực của hành vi bắt nạt học đường.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề
Tổ chức cho HS tìm hiểu về bắt nạt học đường và phòng, tránh bắt nạt học đường theo trình tự sau:
- MC đọc các câu hỏi về hành vi bắt nạt học đường, yêu cầu các khối lớp trả lời câu hỏi với hai phương án “đúng” hoặc “sai” bằng cách hô to đồng thanh.
- Gợi ý một số câu hỏi:
+ Cố ý xé áo, làm hỏng đồ dùng học tập của bạn khác cũng là hành vi bắt nạt.
+ Nói xấu ai đó trên mạng xã hội.
+ Mục đích của hành vi bắt nạt là giải quyết mâu thuẫn.
+ Hành vi bắt nạt thường lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Chửi bới, lăng mạ người khác người khác thì không phải là bắt nạt.
+ Yêu cầu bạn nào đó phải đưa đồ dùng học tập hoặc tiền ăn sáng.
+ Đôi khi ép buộc nhau làm một việc gì đó như chép bài, làm bài cho thì cũng là chuyện bình thường.
- Tiếp theo, MC đặt câu hỏi: “Chúng ta cần làm gì khi bị bắt nạt?”.
- HS giơ tay đề xuất các phương án khi bị bắt nạt.
- Trao phần thưởng cho những câu trả lời hợp lí và nhận được nhiều sự đồng tình từ các HS khác trong trường.
Gợi ý một số cách:
- Phòng, tránh bị bắt nạt: Tự tin, chăm chỉ luyện tập, vận động cơ thể như chơi thể thao, tham gia câu lạc bộ võ thuật, xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè. Đây là một số biện pháp lâu dài nhằm giúp HS tự tin, dám bộc lộ bản thân và hoà đồng với các bạn.
- Cách xử lí khi có dấu hiệu hoặc nguy cơ bị bắt nạt: Nhờ người khác trợ giúp (nói với người lớn như thầy cô, bố mẹ; lưu giữ bằng chứng bị bắt nạt (nếu có); tỏ thái độ không chấp nhận khi bị bắt nạt; bỏ đi,…).
- Đại điện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh giới thiệu “Thùng thư an toàn” để HS có thể thông báo trong tình huống bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt.
- Phát động phong trào thiết kế hình ảnh và slogan về phòng, tránh bắt nạt học đường: HS các lớp thiết kế hình ảnh và khẩu hiệu về phòng, tránh bắt nạt học đường. Sản phẩm được trưng bày tại lớp học. Đoàn thanh niên sẽ tham quan và đánh giá sản phẩm của các khối lớp.
ĐÁNH GIÁ
- Chia sẻ cảm xúc, thái độ của bản thân đối với hiện tượng bắt nạt học đường.
- Nêu ý nghĩa của “Thùng thư an toàn” và nhắc lại nơi để thùng thư đó.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
- Các lớp trưởng phổ biến cho các thành viên của lớp mình về “Thùng thư an toàn”; tuyên truyền về sự cần thiết phải phòng, tránh bắt nạt học đường.
Tuần 2 – Tiết 2. HĐ giáo dục – Phòng, tránh bắt nạt học đường
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Nhận diện được các dấu hiệu của bắt nạt học đường.
- Có kĩ năng phòng, tránh và xử lí các tình huống bị bắt nạt học đường.
- Hình thành thái độ thận trọng để phòng, tránh và xử lí các tình huống bị bắt nạt học đường.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
Năng lực riêng:
- Nhận diện được các dấu hiệu của bắt nạt học đường.
- Có kĩ năng phòng, tránh và xử lí các tình huống bị bắt nạt học đường.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, nhân ái và trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV
- SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
- Một số câu chuyện, tình huống, video về bắt nạt học đường.
- Đối với HS
- Các tình huống bản thân đã từng bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt.
- Bảng to dùng cho HS có 2 mặt: 1 mặt ghi được bằng phấn, một mặt ghi được bằng bút dạ.
- Bút dạ, phấn viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua việc chơi trò chơi “Vòng tròn khen nhau”.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, HS tham gia nhiệt tình.
- Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ GV đề ra.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng tròn khen nhau”.
– GV hướng dẫn cách chơi:
+ HS đứng quay mặt vào nhau theo cặp, có thể thành vòng tròn (một nửa vòng trong, nửa còn lại ở vòng ngoài) hoặc hàng dọc/ngang phù hợp với không gian lớp học.
+ Từng cặp HS quan sát người cùng cặp với mình, tìm ra 2 điểm mạnh của người đó và chia sẻ cảm nhận của mình/đưa ra lời khen của người đối diện.
+ Thời gian cho mỗi cặp khen nhau là 1 phút; sau mỗi phút như vậy, GV đề nghị HS vòng ngoài đứng yên, HS vòng trong di chuyển sang trái 1 bước để gặp 1 “đối tác” mới và lại tiếp tục khen nhau.
– GV có thể làm mẫu trước, quay sang khen 1 HS nào đó đứng gần. Ví dụ: “Mỗi khi em cười nhìn rất xinh”.
– Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Người được khen cảm thấy thế nào? Người khen cảm thấy thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS cả lớp lắng nghe và tham gia chơi trò chơi.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, đánh giá.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Phòng, tránh bắt nạt học đường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Nhận diện dấu hiệu của bắt nạt học đường
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Nhận diện được các dấu hiệu của bắt nạt học đường.
– Nói ra được nguy cơ bản thân bị bắt nạt học đường hoặc đã từng chứng kiến bạn khác bị bắt nạt.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để chia sẻ về các dấu hiệu của bắt nạt học đường và những nguy cơ bản thân bị bắt nạt học đường hoặc đã từng chứng kiến bạn khác bị bắt nạt.
- Sản phẩm: HS chia sẻ được các dấu hiệu của bắt nạt học đường và những nguy cơ bản thân bị bắt nạt học đường hoặc đã từng chứng kiến bạn khác bị bắt nạt.
- Cách thức tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ một trải nghiệm bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS: Chia sẻ một trải nghiệm của bản thân khi bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt. – GV hướng dẫn: + Việc đó diễn ra ở đâu? Khi nào? + Người bắt nạt có những lời nói, cử chỉ, hành động như thế nào? + Em hoặc bạn bị bắt nạt đã phải chịu những lời nói, cử chỉ, hành động như thế nào? + Em hoặc bạn bị bắt nạt đã phải chịu những tổn thương gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS liên hệ bản thân, liên hệ thực tế và thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động – GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV tổng hợp các ý kiến chia sẻ của HS với thái độ cảm thông, lắng nghe mà không phán xét hay chỉ trích. – GV kết luận Nhiệm vụ 1: + Bắt nạt học đường là những hành vi sử dụng sức mạnh thể chất và tinh thần để đe doạ, làm tổn thương người khác nhằm mục đích kiểm soát và duy trì quyền lực của người bắt nạt đối với người bị bắt nạt. Hành vi bắt nạt không xảy ra một lần mà lặp đi lặp lại theo thời gian ở trẻ trong độ tuổi đến trường. + Các loại bắt nạt học đường chính bao gồm: Bắt nạt thể chất, bắt nạt tinh thần, bắt nạt mối quan hệ, bắt nạt trên môi trường mạng và bắt nạt kinh tế. – GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2. Thảo luận để xác định các dấu hiệu của bắt nạt học đường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV nêu yêu cầu: Các em hãy xác định các dấu hiệu của bắt nạt học đường. – GV chia bảng làm hai phần và chia HS thành 2 nhóm. – GV hướng dẫn: Hai nhóm di chuyển lên bục giảng và đứng về hai phía của bảng, từng thành viên trong mỗi nhóm sẽ ghi lên bảng những dấu hiệu của bắt nạt học đường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS hình thành nhóm, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ của bản thân. – GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động – GV mời HS các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. – GV mời một số HS nêu cảm nhận và những điều rút ra được qua hoạt động. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV tổng hợp ý kiến của 2 nhóm. Nhóm nào ghi được nhiều dấu hiệu của bắt nạt học đường hơn sẽ thắng cuộc. – GV kết luận Nhiệm vụ 2: + Bắt nạt học đường thể hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau như: xé áo, làm hỏng đồ dùng học tập của bạn; gọi bạn với biệt danh xấu xí như“con heo”, “đen như cột nhà cháy”; vẽ bậy lên mặt, quần áo và sách vở, nói xấu, tung những tin đồn không có thật; giấu đồ dùng cá nhân như dép hoặc đồ dùng học tập, chặn tiền ăn sáng hoặc tiền tiêu vặt, đe dọa hoặc ngăn cản việc gì đó; tung ảnh xấu xí lên mạng xã hội, bình luận khiếm nhã về ngoại hình của bạn,… + Bắt nạt học đường gây hậu quả nghiêm trọng bởi không chỉ làm tổn thương thể chất lẫn tinh thần mà còn làm cho các em HS bị bắt nạt mất tự tin, trầm cảm và kết quả học tập bị sa sút. Nếu những hành vị này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bản thân bị tốn thương về thể chất và tinh thần thì cần phải tìm cách để được trợ giúp, giải quyết. |
I. Nhận diện dấu hiệu của bắt nạt học đường.
1. Chia sẻ một trải nghiệm bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt. Chia sẻ một trải nghiệm bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt. Gợi ý: – Hoàn cảnh gặp nhau – Lời nói, cử chỉ, hành động của người bắt nạt – Cảm xúc của em hay bạn bị bắt nạt khi phải chịu những lời nói, cử chỉ, hành động đó 2. Thảo luận để xác định các dấu hiệu của bắt nạt học đường. Các dấu hiệu của bắt nạt học đường: – Bắt ép bạn chép bài và làm bài tập cho mình. – Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn. – Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối. – Nhắn tin đe dọa. – Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng. – Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập. |
Hoạt động 2. Xác định cách phòng, tránh bắt nạt học đường
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các cách phòng, tránh bắt nạt học đường và cách xử lí nếu có dấu hiệu của bắt nạt học đường.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để chia sẻ các cách phòng, tránh bắt nạt học đường và cách xử lí nếu có dấu hiệu của bắt nạt học đường.
- Sản phẩm: HS chia sẻ được các cách phòng, tránh bắt nạt học đường và cách xử lí nếu có dấu hiệu của bắt nạt học đường.
- Cách thức tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV trình chiếu cho HS quan sát video (đoạn phim ngắn) về bắt nạt học đường: Số 6 : Bắt nạt tại trường học phần 2 | Giáo dục giới tính cho trẻ 2018 | VTV7 – YouTube – GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 HS) và thực hiện nhiệm vụ: Xác định những việc nên làm và không nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường. – GV hướng dẫn: + Nhóm 1 và 2: Thảo luận về những việc nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường. + Nhóm 3 và 4: Thảo luận về những việc không nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS hình thành nhóm, phân công và thực hiện nhiệm vụ của bản thân. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động – Các nhóm ghi kết quả thảo luận vào tờ giấy khổ to hoặc bảng to dùng cho HS để trình bày trước lớp. – GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình. – Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhận xét và bổ sung. – GV kết luận Hoạt động 2: * Để phòng, tránh bắt nạt học đường mỗi HS nên: + Tham gia các hoạt động cùng bạn bè. + Tham gia một số môn thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng sự tự tin. + Tránh đi đến những chỗ khuất hoặc đi một mình khi đang có nguy cơ bị bắt nạt. + Tránh xung đột với bạn bè và kể lại sự việc với người lớn nếu không cảm thấy an toàn. * Khi có nguy cơ, dấu hiệu bị bắt nạt học đường, các em nên: + Bỏ đi khi đối diện với kẻ bắt nạt. + Kêu to cho những người xung quanh nghe thấy. + Khi đối diện với kẻ bắt nạt, hãy nhìn thẳng, tỏ thái độ không đồng tình với hành vi bắt nạt rồi bỏ đi. + Không nên thể hiện thái độ hiếu chiến hoặc trả thù, không giấu diếm việc mình bị bắt nạt để có thể ngăn chặn kịp thời và tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc. |
II. Xác định cách phòng, tránh bắt nạt học đường.
* Những việc nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường: – Kể lại với người mà em tin tưởng về việc bị bắt nạt. – Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt. – Thể hiện rõ thái độ “Không chấp nhận khi bị bắt nạt” (nghiêm mặt, giật tay ra,…). – Không trả lời tin nhắn có nội dung đe dọa, gây hấn của kẻ bắt nạt. * Những việc không nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường: – Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức. – Giấu diếm thông tin mình bị bắt nạt. – Không giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
THỰC HÀNH KĨ NĂNG PHÒNG, TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
- Mục tiêu:
– HS vận dụng tri thức, kinh nghiệm mới về phòng, tránh bắt nạt học đường để giải quyết các tình huống bắt nạt học đường.
– HS rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường qua các tình huống cụ thể.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ ý kiến và tìm cách giải quyết các tình huống bắt nạt học đường.
- Sản phẩm: HS giải quyết được các tình huống bắt nạt học đường.
- Cách thức tiến hành:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia cả lớp thành 3 nhóm để thảo luận.
– GV yêu cầu HS: Nghiên cứu và đề xuất cách xử lí các tình huống trong Hoạt động 3 (SGK – trang 9).
– GV đưa ra tình huống:
+ Tình huống 1: Hôm trước, khi thảo luận nhóm trực tuyến, Minh đã bị Thành chụp một bức hình với biểu cảm không đẹp. Vài ngày sau đó, ở trên lớp Thành luôn nói với Minh là nếu không chép bài cho mình, sẽ đưa ảnh đó lên trang mạng xã hội của lớp.
+ Tình huống 2: Hạnh ngồi cạnh Duy Anh và thường xuyên bị bạn trêu đùa ác ý nên em cảm thấy rất khó chịu. Hạnh đã xin chuyển chỗ để tránh bị bạn làm phiền, ảnh hưởng đến việc học. Tuy nhiên, sau khi Hạnh chuyển chỗ, Duy Anh vẫn thường sang bàn của Hạnh và tiếp tục trêu bạn.
+ Tình huống 3: Biết Đức Anh là học sinh mới chuyển từ trường khác đến, một nhóm học sinh trong trường thường xuyên chặn đường bạn và đòi hỏi những thứ vô lí, lúc thì yêu cầu đưa tiền ăn sáng, lúc thì lục cặp lấy hết đổ dùng học tập.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi và chia sẻ trước lớp.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
– GV mời đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình:
+ Tình huống 1: Nếu em là Minh, em sẽ nói chuyện thẳng thắn với bạn Thành em không sợ những bức ảnh như vậy và nếu như bạn thấy những bức ảnh xấu như vậy bạn mà bị đưa lên thì bạn sẽ cảm thấy như nào.
+ Tình huống 2: Nếu là Hạnh, em sẽ nói với cô giáo về việc bạn Duy Anh thường xuyên làm phiền, ảnh hưởng đến việc học của em.
+ Tình huống 3 Nếu là Đức Anh, em sẽ nói với cô giáo và bố mẹ về việc này. Nhóm bạn kia cần được xử lí để tránh những bạn khác bị giống Đức Anh.
– Các nhóm khác quan sát và nhận xét.
– GV khuyến khích HS nhóm khác đưa ra cách phòng, tránh và xử lí khác với nhóm vừa thể hiện.
– GV mời một số HS nêu những điều rút ra được sau khi nghe phần trình bày cách xử lí tình huống phòng, tránh bắt nạt học đường của các nhóm.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV tổng hợp ý kiến của các HS.
– GV nhận xét, đánh giá và kết luận Hoạt động luyện tập: Trong các tình huống có dấu hiệu của bắt nạt học đường, HS cần thể hiện thái độ dứt khoát và kiên quyết không để bị bắt nạt, không thể hiện thái độ yếu đuối, van xin và cũng không tỏ thái độ hiếu chiến.
Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức. Bộ giáo án này cung cấp phiên bản mới nhất của mẫu giáo án Word và Powerpoint, giúp giáo viên tiện lợi trong quá trình soạn bài và chuẩn bị kế hoạch giảng dạy. Với việc biên soạn theo mẫu giáo án 5512, giáo án đáp ứng các yêu cầu của chương trình mới. Nếu bạn quan tâm hoặc có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.
Từ khóa liên quan: giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức, giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 Sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống, giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 2023 – 2024, giáo án HĐTN bộ sách KNTT, giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 theo công văn 5512.
Xem Thêm Các Bài Giáo Án Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức:
- Giáo Án Âm Nhạc Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức Word & Powerpoint
- Giáo Án Công Nghệ Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức Word & Powerpoint
- Giáo Án Giáo Dục Thể Chất Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức Word & Powerpoint
- Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức Word & Powerpoint
- Giáo Án Khoa Học Tự Nhiên Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức Word & Powerpoint
- Giáo Án Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức Word & Powerpoint
- Giáo Án Mĩ Thuật Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức Word & Powerpoint
- Giáo Án Tin Học Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức Word & Powerpoint
- Giáo Án Toán Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức Word & Powerpoint
- Giáo Án Giáo Dục Thể Chất Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức Bản Word Đầy Đủ