Giáo Án Khoa Học Tự Nhiên Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức Bản Word Đầy Đủ

17/12/2023

Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức năm học 2023-2024 gồm giáo án word được biên soạn phát triển theo hướng dẫn của công văn số 5512. Giáo án này mang đến cho giáo viên một công cụ hữu ích để tham khảo và nhanh chóng soạn giáo án, xây dựng kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 8 theo chương trình giáo khoa mới. Đừng bỏ lỡ cơ hội tham khảo bản demo giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 trong bài viết dưới đây.

1. Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 file Word sách Kết Nối Tri Thức

Mẫu giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 bản Word bài 1 (Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm)

Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm


Thông tin file giáo án word Khoa học tự nhiên lớp 8:

  • Tất cả GA bản Word đều được soạn theo mẫu giáo án 5512 của Bộ Giáo Dục chi tiết, rõ ràng và mạch lạc.
  • Giáo án có sẵn để tải về dưới định dạng Word dễ dàng chỉnh sửa nội dung theo ý muốn.
  • Giáo án có sẵn để tải về dưới định dạng Word. 

Ngoài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Kết nối tri thức cực ấn tượng trên TOPSKKN còn dành riêng 1 bài Giáo án Công nghệ lớp 8 sách Kết nối tri thức được liên tục cập nhật mới. Tham khảo ngay!

2. Phí & thời gian bàn giao giáo án word Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức

Đợt bàn giao Thời gian bàn giao Nội dung Tổng Phí
Đợt 1 20/7 1/2 giáo án kì 1 700k
Đợt 2 20/8 Đủ kì 1
Đợt 3 25/10 1/2 kì 2
Đợt 4 25/12 Đủ cả năm

3. Cách thức đặt mua giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức

Hình thức thanh toán:

Với khách hàng mua bộ full:

Lần 1: Cọc trước 1/2 phí Giáo Án

Lần 2: Đến khi nhận đủ giáo án kì 1 thì thanh toán nốt phần phí còn lại.

Với khách hàng mua lẻ: Gửi kèm mã tài liệu cần mua tới số Zalo và ảnh chụp chuyển khoản của bạn.

Để đặt mua giáo án bạn có thể làm theo 2 bước sau:

Bước 1: Chuyển phí vào:

  • Số tài khoản: 3100281021858 
  • Tên chủ tài khoản: Lê Thị Thuỳ Linh 
  • Ngân hàng Agribank

Bước 2: Gửi tin nhắn thông báo đặt trước qua Zalo: 0833 206 833

Hiểu được tầm quan trọng của môn tin học 8 , TOPSKKN đã tổng hợp giáo án tin học 8 kết nối tri thức để các cô giáo có thêm nhiều nguồn tham khảo, từ đó có những bài giảng phong phú đa dạng.

4. Nội dung Chi tiết giáo án Word môn Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức

BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HÓA CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất và nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn.
  • Nhận biết được các thiết bị điện trong môn khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu, nhận biết được các dụng cụ, hóa chất, thiết bị điện và cách sử dụng chúng an toàn.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:  Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất, thiết bị điện và nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn, cách sử dụng điện an toàn.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát các nhãn mác trên chai/lọ đựng hóa chất, nêu được các thông tin về hóa chất được chứa đựng. Trình bày được công dụng và cách sử dụng các thiết bị điện an toàn.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hành sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm an toàn, hiệu quả (sử dụng máy đo pH để đo pH của một số mẫu nước).
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8 phần Hóa học. 
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học, phiếu học tập.
  • Hình ảnh một số nhãn hóa chất; chai, lọ đựng hóa chất; một số dụng cụ thí nghiệm và thiết bị điện.
  • Hoạt động sử dụng thiết bị đo pH: nước máy, nước mưa, nước ao/hồ), nước chanh, nước cam, nước vôi trong, cốc thủy tinh, thiết bị đo pH.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV tổ chức trò chơi về một số hóa chất, thiết bị thí nghiệm đã sử dụng ở lớp 6, lớp 7.
  3. Sản phẩm học tập: Nhóm HS đưa ra đáp án cho các câu hỏi yêu cầu trong trò chơi.
  4. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV chia lớp thành 2 đội và hướng dẫn cách chơi trò chơi “ Bạn tên là gì? ”: GV chiếu hình ảnh một số hóa chất, dụng cụ thí nghiệm đã được sử dụng trong môn khtn 6, 7. Các đội có nhiệm vụ viết tên của chúng vào bảng phụ sau đó nhanh tay treo lên bảng giáo viên. Đội nào đưa ra đáp án chính xác nhất trong thời gian nhanh nhất sẽ chiến thắng. Đội thua nhận hình phạt hát đồng thanh 1 bài hát.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận đưa ra đáp án cho trò chơi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS trình bày đáp án vào bảng phụ và treo lên bảng giáo viên một cách nhanh nhất.

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV đánh giá phần chơi trò chơi của hai đội, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: “Lớp chúng ta đã rất xuất sắc nêu được tên một số hóa chất, dụng cụ thí nghiệm trong chương trình khtn 6,7. Trong chương trình khtn lớp 8, các em sẽ được thực hành với nhiều hóa chất, dụng cụ khác. Để biết được tên gọi, công dụng và cách sử dụng chúng an toàn hiệu quả, lớp ta sẽ đến với bài học ngày hôm nay”  – Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. NHẬN BIẾT HÓA CHẤT VÀ QUY TẮC SỬ DỤNG HÓA CHẤT AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM.

Hoạt động 1: Tìm hiểu việc nhận biết các hóa chất.

  1. Mục tiêu: HS nắm bắt được thông tin trên nhãn mác của các chai lọ đựng hóa chất.
  2. Nội dung: GV đưa ra các ví dụ về một số nhãn mác hóa chất thông dụng trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệm và đời sống. HS thảo luận nhóm so sánh những điểm giống, khác nhau trong các loại nhãn mác hóa chất.
  3. Sản phẩm học tập: Những nội dung thông tin trên nhãn mác hóa chất trong phòng thí nghiệm, đáp án câu hỏi sgk trang 6. 
  4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV giới thiệu cho HS một số hình ảnh hoặc mẫu các chai lọ đựng hóa chất trong phòng thí nghiệm, công nghiệp và đời sống.

– GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4: Hãy nêu đặc điểm nhãn mác về các hóa chất trong phòng thí nghiệm. Chúng có gì giống và khác so với hóa chất trong công nghiệp và đời sống?” 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, câu hỏi SGK trang 6. 

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, câu hỏi SGK trang 6.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Nhận biết hóa chất và quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong phòng thí nghiệm

1. Nhận biết hóa chất

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc sử dụng hóa chất an toàn

  • Mục tiêu: Gợi nhớ lại các tình huống HS đã được sử dụng hóa chất ở lớp dưới và cách lấy hóa chất rắn, lỏng.
  1. Nội dung: HS nêu lại một số quy tắc sử dụng hóa chất, cách xử lí tình huống an toàn đã biết ở lớp dưới, GV giới thiệu về cách lấy hóa chất rắn lỏng. HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi trong SGK.
  2. Sản phẩm học tập: Cách sử lý tình huống trong phòng thí nghiệm, quy tắc sử dụng hóa chất, cách lấy hóa chất rắn và lỏng, đáp án câu hỏi 1, 2 sgk trang 7.
  3. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV gợi mở HS nhớ lại cách xử lí một số tình huống khi sử dụng hóa chất trong môn khtn 6, 7 bằng cách yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành bảng sau:

Tình huống Cách xử lý
  • Hóa chất bị đổ/ dính vào người.
  • Hóa chất còn thừa sau khi sử dụng.
  • Một số lọ hóa chất bị mất nhãn, mờ nhãn, mất chữ.

– GV yêu cầu cá nhân HS nhắc lại các quy tắc sử dụng hóa chất an toàn đã được học ở môn khtn 6, 7. 

– GV giới thiệu cho HS cách lấy hóa chất ra khỏi chai/lọ đựng và chuyển vào các dụng cụ khác sao cho an toàn, không làm rơi hóa chất hay dính lên trang phục/ cơ thể.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành các yêu cầu, trả lời các câu hỏi của GV.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện HS trả lời câu hỏi.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và đưa ra kết luận.

  • Quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong phòng thí nghiệm

Đáp án cách xử lý một số tình huống khi sử dụng hóa chất:

Các quy tắc sử dụng hóa chất an toàn ở môn khtn 6, 7:

+ Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hóa chất

+ Cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hóa chất có tính ăn mòn. 

+ Rửa tay kì sau khi xử lý hóa chất.

+ Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.

Kết luận:

– Trong phòng thí nghiệm, cần tuân thủ nội quy, hướng dẫn của giáo viên và đọc kĩ thông tin trên nhãn hóa chất trước khi sử dụng.

– Biết cách lấy hóa chất rắn, lỏng để đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm.

II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng.

  1. Mục tiêu: HS được làm quen với các dụng cụ thí nghiệm thông dụng trong phòng thí nghiệm, trình bày được chức năng và cách sử dụng ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
  2. Nội dung: GV giới thiệu cho HS một số dụng cụ thí nghiệm thông qua hình ảnh hoặc mẫu vật thật. HS tham khảo SGK đưa ra chức năng và cách sử dụng ống nghiệm và ống hút nhỏ giọt.
  3. Sản phẩm học tập: Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng; chức năng, cách sử dụng của ống nghiệm và ống hút nhỏ giọt an toàn, hiệu quả.
  4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng trong phòng thí nghiệm. ( có thể giới thiệu các dụng cụ có sẵn trong trong phòng thí nghiệm của trường)

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đưa ra công dụng của các dụng cụ thí nghiệm đó.

– GV đưa ra mẫu vật thật của các dụng cụ thí nghiệm ( hoặc hình ảnh) và yêu cầu HS đọc nội dung trong sgk mô tả chức năng, cách sử dụng của các dụng cụ thí nghiệm vào bảng sau:

Mẫu vật thật Chức năng Cách sử dụng
  1. Ống nghiệm
  1. Ống hút nhỏ giọt

 

(GV có thể cho HS tìm hiểu thêm chức năng và cách sử dụng một số dụng cụ khác có sẵn tại trường học)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và trả lời câu hỏi/ yêu cầu của GV.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện HS trả lời, trình bày đáp án.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

II. Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng

1. Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng.

– Dụng cụ đo thể tích: ống đong, cốc chia vạch,..

– Dụng cụ chứa hóa chất: ống nghiệm, lọ thủy tinh, bình tam giác,…

– Dụng cụ đun nóng: đèn cồn, bát sứ,..

– Dụng cụ lấy hóa chất: thìa thủy tinh, ống hút nhỏ giọt,..

– Dụng cụ thí nghiệm khác: giá thí nghiệm bằng sắt, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm,…

2. Cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm

Để hỗ trợ các giáo viên áp dụng phương pháp sáng tạo và hoạt động thực tế, tạo ra môi trường học tập phong phú, hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho các em học sinh, TopSKKN đã tổng hợp và gửi đến quý thầy cô giáo án lớp 8 kết nối tri thức mới nhất. Các thầy cô hãy tham khảo ngay nhé!

III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số thiêt bị và cách sử dụng

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được các thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm, trong đời sống và biết cách sử dụng chúng.
  2. Nội dung: GV giới thiệu cho HS một số thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm qua hình ảnh hoặc mẫu vật thật. HS hoạt động theo nhóm để thực hiện các hoạt động sử dụng thiết bị đo pH, thiết bị đo điện và cách sử dụng điện an toàn trong phòng thí nghiệm.
  3. Sản phẩm học tập: Cách sử dụng máy đo pH và đo được pH của một số mẫu dung dịch, nhận biết được các thiết bị điện thông dụng trong phòng thí nghiệm, công dụng và cách sử dụng chúng an toàn, hiệu quả, đáp án cho các câu hỏi của GV và câu hỏi sgk trang 9, 10.
  4. Tổ chức hoạt động:

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về bộ Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức. Bộ giáo án này cung cấp phiên bản mới nhất của mẫu giáo án Word, giúp giáo viên tiện lợi trong quá trình soạn bài và chuẩn bị kế hoạch giảng dạy. Với việc biên soạn theo mẫu giáo án 5512, giáo án đáp ứng các yêu cầu của chương trình mới. Nếu bạn quan tâm hoặc có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

Từ khóa liên quan: giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức, giáo án Khoa học tự nhiên 8 Sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống, giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 2023 – 2024, giáo án Khoa học tự nhiên bộ sách KNTT, giáo án Khoa học tự nhiên 8 theo công văn 5512.

0/5 (0 Reviews)
Nguyễn Thanh Tâm

Nguyễn Thanh Tâm

Tôi là Nguyễn Thanh Tâm, tốt nghiệp đại học sư phạm hà nội và hiện đang là trưởng phòng xây dựng và phát triển nội dung trên website lĩnh vực sáng kiến kinh nghiệm cho văn phòng công ty TopSkkn.
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on linkedin
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

LIÊN HỆ

Nếu bạn chưa biết mình cần cung cấp những thông tin gì thì đừng ngại để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể.

Sau khi trao đổi bạn sẽ nhận được:

  • Sự tư vấn tận tâm về tất cả băn khoăn của bạn
  • Báo giá chi tiết và thời hạn hoàn thành.
  • Quy trình làm việc an toàn

ĐỂ LẠI THÔNG TIN LIÊN HỆ

*Xin vui lòng điền đầy đủ thông tin và chính xác để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.