Soạn giáo án trở nên khó khăn với việc gộp chung 2 môn Lịch sử và Địa lý trong chương trình sách giáo khoa mới. Để giúp thầy/cô vượt qua khó khăn này, TOPSKKN đã xây dựng bộ giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết và cách áp dụng vào quá trình giảng dạy.
1. Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 file Word sách Kết Nối Tri Thức
1.1. Mẫu giáo án Lịch sử lớp 8 bản Word bài 4
Bài 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
1.2. Mẫu giáo án Địa lí lớp 8 bản Word bài 3
Bài 3: Kháng sản Việt Nam
Thông tin file giáo án bản word:
- Tất cả GA bản Word đều được soạn theo mẫu giáo án 5512 của Bộ Giáo Dục chi tiết, rõ ràng và mạch lạc.
- Giáo án có sẵn để tải về dưới định dạng Word dễ dàng chỉnh sửa nội dung theo ý muốn.
- Giáo án có sẵn để tải về dưới định dạng Word.
- Dễ dàng chỉnh sửa nội dung theo ý muốn.
- Nội dung giáo án được biên soạn một cách rõ ràng và cẩn thận.
Ngoài Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 sách Kết nối tri thức cực ấn tượng trên TOPSKKN còn dành riêng 1 bài Giáo án Giáo dục thể chất lớp 8 sách Kết nối tri thức được liên tục cập nhật mới. Tham khảo ngay!
2. Phí & thời gian bàn giao giáo án Word môn Lịch sử và Địa lí
Đợt bàn giao | Thời gian bàn giao | Nội dung | Phí GA môn lịch sử | Phí GA môn địa lý | Phí GA môn lịch sử & địa lý |
Đợt 1 | 20/7 | 1/2 giáo án kì 1 | 450k | 450k | 900k |
Đợt 2 | 20/8 | Đủ kì 1 | |||
Đợt 3 | 25/10 | 1/2 kì 2 | |||
Đợt 4 | 25/12 | Đủ cả năm |
3. Cách thức đặt mua giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức
Hình thức thanh toán:
Với khách hàng mua bộ full:
Lần 1: Cọc trước 1/2 phí Giáo Án
Lần 2: Đến khi nhận đủ giáo án kì 1 thì thanh toán nốt phần phí còn lại.
Với khách hàng mua lẻ: Gửi kèm mã tài liệu cần mua tới số Zalo và ảnh chụp chuyển khoản của bạn.
Để đặt mua giáo án bạn có thể làm theo 2 bước sau:
Bước 1: Chuyển phí vào:
- Số tài khoản: 3100281021858
- Tên chủ tài khoản: Lê Thị Thuỳ Linh
- Ngân hàng Agribank
Bước 2: Gửi tin nhắn thông báo đặt trước qua Zalo: 0833 206 833
4. Nội dung Chi tiết giáo án Word môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức
BÀI 3: KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
- Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Sử dụng bản đồ Khoáng sản Việt Nam để xác định sự phân bố của một số khoáng sản chính ở Việt Nam.
- Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
- Phẩm chất
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
-
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số tranh ảnh/video về một số loại khoáng sản ở nước ta
- Phiếu học tập
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta mà các em biết, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”
– Cách chơi:
+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội thực hiện một nhiệm vụ: Kể tên các loại khoáng sản có ở nước ta mà em biết.
+ Trong vòng 2 phút, đội nào kể được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS chơi trò chơi
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện HS tham gia trò chơi
– GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.
– GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:
Việt Nam nằm ở vị trí giao thoa của hai vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời trải qua lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài, nên nước ta có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Khoáng sản Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam
- Mục tiêu: Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
- Nội dung: GV yêu cầu HS khai thác thông tin trong mục, trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS khai thác thông tin trong mục, trả lời câu hỏi: + Khoáng sản nước ta có nhiều chủng loại không? + Các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng như thế nào? + Khoảng sản phân bố tập trung ở những khu vực nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. – GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam
– Cơ cấu: Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng. Có hơn 60 loại khoáng sản khác nhau (năng lượng, kim loại, phi kim loại) đã thăm dò được trên lãnh thổ nước ta. – Trữ lượng: Phần lớn các mỏ khoáng sản có trữ lượng trung bình và nhỏ, gây khó khăn cho việc khai thác và công tác quản lí tài nguyên khoáng sản. – Phân bố: Khoáng sản nước ta tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. – Do Việt Nam nằm liền kề các vành đai sinh khoảng, đồng thời có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên có nhiều loại khoáng sản. + Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mác ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn…
|
Hoạt động 2: Đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu
- Mục tiêu:
– Xác định được sự phân bố các loại khoáng sản chủ yếu trên bản đồ
– Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu trên bản đồ
- Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2 và hình 3.3 trong SGK để xác định được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu của nước ta và phân tích những đặc điểm đó
- Sản phẩm học tập: phân bố các loại khoáng sản
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2 và hình 3.3 trong SGK để xác định được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu của nước ta và phân tích những đặc điểm đó. – GV có thể tổ chức cho HS hoạt động theo cấp GV gọi 3 – 4 cặp HS lên xác định sự phân bố của các loại khoáng sản trên bản đồ và trình bày câu trả lời. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc – Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. – GV chuyển sang Hoạt động mới. |
2: Đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu
+ Than đá: Tổng trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh. + Dầu mỏ và khí tự nhiên: Tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam. + Bô-xít: Tổng trữ lượng khoảng 9,6 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc. + Sắt: Tổng trữ lượng khoảng 1,1 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang),.. và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh),
|
Hoạt động 3: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
- Mục tiêu: Phân tích được vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin mục 3 để phân tích vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta
- Sản phẩm học tập: vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin mục 3 để phân tích vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta. – GV có thể tổ chức HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm) để thực hiện nhiệm vụ. GV có thể đặt các câu hỏi gợi mở cho HS: + Cho biết vai trò của tài nguyên khoáng sản ở nước ta. + Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên khoảng sành + Nếu những giải pháp để sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta… Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin SGK.138, 139, quan sát Hình 9.6, 9.7, thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV gọi đại diện một số nhóm sử dụng sơ đồ đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc – GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập. |
3. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
– Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn, chất lượng tối là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, giúp đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia. – Nhiều mỏ khoáng sản ở nước ta đã được đưa vào khai thác, tuy nhiên việc khai thác và sử dụng khoáng sản còn chưa hợp lí, nhiều nơi công nghệ khai thác còn lạc hậu… gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững. – Một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt. – Một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản: + Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò; khai thác, chế biến; giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
- Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
- Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm.
- Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV nêu yêu cầu: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện sự đa dạng của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nội dung bảng.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
- Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS trong phần Vận dụng SGK tr.140
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau:
Tìm hiểu về một loại khoáng sản ở Việt Nam (ý nghĩa, trữ lượng, phân bố, tình hình khai thác, sử dụng,…)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
Với bộ Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức mà TOPSKKN đã chia sẻ, hy vọng rằng Thầy/Cô có thể truy cập vào kho tài liệu này để tìm kiếm các bài giảng phù hợp với từng phần của chương trình giáo khoa và áp dụng vào quá trình giảng dạy một cách thuận tiện và hiệu quả. Cam kết bộ giáo án bản word linh hoạt trong việc chỉnh sử, sinh động để tạo ra những bài giảng hấp dẫn.
Từ khóa liên quan: giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức, giáo án Lịch sử và Địa lí 8 Sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống, giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 2023 – 2024, giáo án Lịch sử và Địa lí bộ sách KNTT, giáo án Lịch sử và Địa lí 8 theo công văn 5512.
Xem Thêm Các Bài Giáo Án Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống:
- Giáo Án Âm Nhạc Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Công Nghệ Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Khoa Học Tự Nhiên Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Mĩ Thuật Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Tin Học Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Toán Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Ngữ Văn Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Âm Nhạc Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức | Word & Powerpoint