Cách Viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm Từ A – Z Update 2023

15/04/2023

Viết sáng kiến kinh nghiệm chắc hẳn là một việc không còn xa lạ đối với những ai làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Nhưng làm thế nào để viết được một bài sáng kiến kinh nghiệm ấn tượng và đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy không phải là điều dễ dàng.

Bài viết dưới đây Topskkn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về bài sáng kiến kinh nghiệm cũng như cách viết sáng kiến kinh nghiệm hay mà bạn không nên bỏ lỡ.

cach viet sang kien kinh nghiem 01 1

Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

“Sáng kiến” là những ý tưởng hay, sáng tạo, những biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. “Kinh nghiệm” là những kiến thức và trải nghiệm từ thực tiễn trong quá trình làm việc và học tập.

Sáng kiến kinh nghiệm là toàn bộ những tri thức, kỹ năng và kỹ xảo được giáo viên tích lũy trong một thời gian dài thực tiễn từ quá trình công tác, hoạt động cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn mà biện pháp thông thường chưa giải quyết được và từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động, công việc một cách rõ rệt.

Để bạn đọc có thể nắm rõ các nội dung liên quan đến việc thực hiện một bài sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh, bài viết này sẽ chia sẻ với bạn đọc cách làm sáng kiến kinh nghiệm với 7 bước hay và ấn tượng kèm mẫu cụ thể cho bạn tham khảo.

7 bước viết sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả nhất
cách làm sáng kiến kinh nghiệm với 7 bước

Bước 1: Xác định và chọn đề tài SKKN

Để thực hiện được một bài sáng kiến kinh nghiệm thì việc xác định và lựa chọn đề tài là bước đầu tiên và đóng vai trò quan trọng nhất giúp định hướng giải quyết vấn đề và người đọc có thể dễ dàng hiểu được nội dung tổng quát mà người viết muốn nghiên cứu.

– Một đề tài sáng kiến kinh nghiệm tốt cần đảm bảo 4 yếu tố dưới đây:

  • Đề tài gắn liền với công việc thực tế mà người viết đã và đang làm hiện tại dựa trên kinh nghiệm thực tế của cá nhân.  
  • Tên đề tài cần được viết đúng ngữ pháp.
  • Nội dung của đề tài cần giữ ngắn gọn, tránh dài dòng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ ý, rõ nghĩa và không để người đọc có thể hiểu sang một nghĩa khác.
  • Đề tài cũng có nhiệm vụ vạch rõ phạm vi, nội dung của đề tài nghiên cứu và tránh nội dung quá chung chung hay một phạm vi quá rộng gây lan man, khó giải quyết.

– Dưới đây là 4 yêu cầu cơ bản của một bài sáng kiến kinh nghiệm bao gồm:

  • Tính sáng tạo: là những điểm mới chưa được công nhận hay công bố ở bất kỳ đâu và nội dung của bài phải có ý nghĩa đối với hoạt động dạy học.
  • Tính mục đích: sáng kiến kinh nghiệm cần đưa ra một phương pháp hiệu quả phù hợp với quá trình dạy học và giải quyết các khó khăn tồn đọng giúp chất lượng dạy học được nâng cao. 
  • Tính thực tiễn: sáng kiến kinh nghiệm cần cung cấp những nội dung gắn với thực tiễn tình hình tại đơn vị công tác của giáo viên để tạo nên sự chân thật nhất và tránh trường hợp bị lý thuyết hóa.
  • Tính vận dụng: sáng kiến kinh nghiệm phải có khả năng áp dụng vào trong thực tế và có thể mở rộng phạm vi trong tương lai.

Bước 2: Tìm kiếm và tổng hợp nguồn tài liệu tham khảo

Việc tìm kiếm và tổng hợp nguồn tài liệu tham khảo cũng đóng một vai trò quan trọng giúp cho bài sáng kiến kinh nghiệm trở lên chuyên nghiệp, hiệu quả và mang tính khoa học cao hơn

Việc tìm kiếm và sử dụng các nguồn tài liệu không hiệu quả sẽ khiến cho bài sáng kiến kinh nghiệm không đạt được kết quả đánh giá tốt thậm chí là gây sự lãng phí về thời gian, vật chất và cả công sức của người làm.

Hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin mà thầy cô có thể tham khảo nhưng lại có rất nhiều thông tin chưa được xác thực. Chính vì thế, khi tìm kiếm và tổng hợp nguồn tài liệu tham khảo thầy cô cần nhớ 3 lưu ý dưới đây:

– Không sử dụng các nguồn thông tin trôi nổi, không rõ nguồn gốc và chưa được xác thực bởi chuyên gia hay tổ chức uy tín nào.

– Không sử dụng tài liệu còn đang gây tranh cãi và chưa có kết luận cuối cùng.

– Xây dựng phương hướng và mục đích tìm kiếm rõ ràng trước khi thực hiện để tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo nội dung hữu ích cho sáng kiến.

Bước 3: Xác định bố cục sáng kiến kinh nghiệm

Khi thực hiện bài sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh thì bạn cũng cần phải xác định bố cục sáng kiến kinh nghiệm rõ ràng và chi tiết ngay từ đầu nhằm định hướng cho toàn bộ nội dung nghiên cứu và thực hiện bài sáng kiến kinh nghiệm cuối cùng. Dưới đây là mẫu bố cục đầy đủ mà bạn có thể tham khảo và thực hiện theo:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích của nghiên cứu

II. TỔNG QUAN

1. Tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3. Phương pháp nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Cơ sở lý luận

2. Cơ sở thực tiễn

3. Những giải pháp, sáng kiến cho đề tài

4. Những bài học kinh nghiệm được rút ra sau quá trình sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng vào thực tế

IV. KẾT LUẬN

V. KIẾN NGHỊ

Thầy cô có thể đưa ra các kiến nghị đối với Phòng GD&ĐT hay với nhà trường để các hoạt động hay sáng kiến khác đạt được hiệu quả tốt hơn.

VI. Tài liệu tham khảo:

VII. Phụ lục (nếu có)

Bước 4: Viết đề cương SKKN 

Cũng giống như các nghiên cứu khoa học khác, sáng kiến kinh nghiệm cũng cần một đề cương chi tiết để người viết tự mình định hướng chi tiết mình cần phải viết gì, thu thập và sử dụng tài liệu vào mục nào và cần trình bày các số liệu như thế nào để đạt hiệu quả. 

Bước 4: Viết đề cương skkn
Bước 4: Viết đề cương skkn

Cấu trúc của đề cương sáng kiến kinh nghiệm sẽ gồm 5 nội dung lớn bao gồm:

4.1. Phần mở đầu

Phần mở đầu trong đề cương sáng kiến kinh nghiệm sẽ có chứa đầy đủ 4 nội dung tương tự như trong bài sáng kiến hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong đề cương thầy cô cần ghi nhớ 3 đặc điểm tạo nên sự khác biệt với bài sáng kiến chính bao gồm:

– Đề cương chứa những nội dung chung nhất.

– Nội dung được đảm bảo ngắn gọn nhưng hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa.

– Tránh sự dàn trải, lan man và giải thích dài dòng.

4.1.1. Lý do chọn đề tài

Thầy cô cần cung cấp những lý do về mặt lý luận và đặc biệt là tính cấp thiết của vấn đề.

4.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Thầy cô cần viết về đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình cho sáng kiến kinh nghiệm và thường là học sinh trong một lớp học cụ thể, một khối lớp hoặc của một trường.

4.1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Thầy cô hãy nêu ra một cách ngắn gọn nhất để làm rõ được ý nghĩa và kết quả cuối cùng mà sáng kiến muốn hướng đến.

4.1.4. Phương pháp nghiên cứu

Thầy cô đã sử dụng phương pháp nào để triển khai quá trình thực hiện sáng kiến và phương pháp để đo lường mức độ hiệu quả của nghiên cứu.

4.2. Phần nội dung

4.2.1. Cơ sở khoa học

Ghi lại những cơ sở khoa học  thúc đẩy làm tiền đề cho đề tài nghiên cứu được thực hiện và phát triển.

4.2.2. Đánh giá về thực trạng

Thầy cô cần đưa ra các thông tin về hiện trạng tình hình của các khó khăn tại đơn vị làm việc để người đọc nhìn nhận được vấn đề mà thầy cô muốn trình bày.

4.2.3 Giải pháp giải quyết vấn đề

Thầy cô tóm gọn nội dung các giải pháp mà mình đề xuất để giải quyết, nâng cao hoặc cải thiện các vấn đề đã được nêu trong phần thực trạng.

4.3. Kết luận

Thầy cô cần tóm gọn lại nội dung cơ bản nhất mà sáng kiến kinh nghiệm đã trình bày để người xem có thể tổng hợp lại những gì mình đã đọc dễ dàng.

4.4. Kiến nghị

Trình bày ngắn gọn những kiến nghị của mình đối với đơn vị công tác, phòng giáo dục hay các đơn vị có liên quan để sáng kiến kinh nghiệm được phát huy nhiều hơn những lợi ích của nó.

4.5. Kế hoạch và thời gian thực hiện

Thầy cô có thể tạo một kế hoạch thực hiện sáng kiến kinh nghiệm nhất định để có thể đánh giá một cách chính xác nhất về sáng kiến đó. Đưa ra mốc thời gian cụ thể cho từng hoạt động và cả địa điểm thực tế thực hiện sáng kiến sẽ góp phần giúp cho sáng kiến trở lên chỉnh chu và thuyết phục hơn.

Để hình dung được rõ nét nhất về một đề cương sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh, thầy cô xem ngay bài viết từ TOPSKKN đã tổng hợp đầy đủ 4 mẫu đề cương theo từng cấp học. Thầy cô có thể dễ dàng tải về và sử dụng cho phần đề cương sáng kiến của mình. Tham khảo ngay!

Bước 5: Triển khai viết bài SKKN

Sau khi đã hoàn thành việc xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm chi tiết thì bước tiếp theo thầy cô cần thực hiện là triển khai viết bài sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh. Dưới đây là hướng dẫn nội dung chi tiết từng phần mà thầy cô cần thực hiện trong bài sáng kiến kinh nghiệm của mình.

Bước 5 Triển khai viết bài sáng kiến kinh nghiệm
Bước 5 Triển khai viết bài sáng kiến kinh nghiệm

5.1. Phần mở đầu

Trong phần mở đầu của sáng kiến kinh nghiệm, người viết cần trình bày đầy đủ nội dung của 5 phần theo yêu cầu chung của một bài sáng kiến kinh nghiệm bao gồm:

– Lý do chọn đề tài: thầy cô cần trình bày rõ sự cần thiết của đề tài dựa trên 4 ý chính bao gồm:

  • Nêu rõ những vấn đề gặp phải trong thực tiễn công tác đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn đề tài.
  • Ý nghĩa và tác dụng của đề tài về mặt lý luận.
  • Những mâu thuẫn hay khó khăn của đề tài đòi hỏi cần có các biện pháp để giải quyết.
  • Khẳng định về tính mới của đề tài đối với hoạt động dạy học.

– Mục đích nghiên cứu: thầy cô cần chỉ rõ mục đích của sáng kiến nhằm giải quyết những khó khăn trong công tác giảng dạy.

– Nhiệm vụ nghiên cứu: đề tài được thực hiện với nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy học, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập,…

– Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: cung cấp những thông tin về đối tượng đã tham gia vào quá trình nghiên cứu sáng kiến và xác định phạm vi áp dụng cũng như giới hạn của nghiên cứu.

– Phương pháp nghiên cứu: thầy cô cần nêu rõ mình đã sử dụng phương pháp nào để nghiên cứu. 3 phương pháp nghiên cứu phổ biến bao gồm:

  • Phương pháp nghiên cứu lý luận (là nền tảng cơ sở cho nghiên cứu)
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (dùng để thu thập thông tin thực tế củng cố cho cơ sở thực tiễn của đề tài): phương pháp điều tra, phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục,…
  • Phương pháp thống kê (dùng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và phân tích các con số): phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp dự đoán, phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp nghiên cứu mối quan hệ của các hiện tượng.

5.2.  Phần nội dung

Phần nội dung là phần quan trọng nhất của bài sáng kiến kinh nghiệm. Do đó, thầy cô cần tập trung viết một cách kỹ lưỡng, mạch lạc, logic và bám sát các ý được nêu ra trong đề cương sáng kiến kinh nghiệm đã được lập.

5.2.1. Cơ sở lý luận

Phần này là những cơ sở lý thuyết, định nghĩa hay các khái niệm liên quan đến đề tài được lấy từ các nguồn tài liệu nghiên cứu có sẵn để làm định hướng cho các nội dung nghiên cứu. 

5.2.2. Cơ sở thực tiễn

Cơ sở thực tiễn là những nội dung liên quan đến thực trạng đã diễn ra tại trường, đơn vị công tác nhằm làm cơ sở cho việc phát triển sáng kiến kinh nghiệm.

Thầy cô cần đưa ra những thuận lợi, khó khăn, các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến hoạt động dạy học. Từ đó, đưa ra những phân tích và đánh giá về thực trạng tình hình đang diễn ra mà đề tài nói đến.

5.2.3. Giải pháp và sáng kiến mới cho đề tài

Giải pháp là phần quan trọng nhất trình bày cụ thể những sáng kiến mà thầy cô đã, đang áp dụng vào thực tế giảng dạy. Thầy cô cần đi sâu vào chi tiết về nội dung của giải pháp (điều kiện thực hiện, cách thực hiện, mục tiêu thực hiện) để người đọc hình dung rõ nhất về sáng kiến.

5.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra

Thầy cô cần chia sẻ chi tiết hơn sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thì giải pháp có hiệu quả đối với hoạt động dạy học như thế nào và cần cải thiện các điều kiện nào khác để chất lượng sẽ được nâng cao hơn.

5.3. Kết luận

Trong phần kết luận của bài sáng kiến kinh nghiệm thì người viết cần trình bày được 4 nội dung bao gồm:

– Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với quá trình giảng dạy, với hệ thống giáo dục và những đóng góp sáng kiến đem lại.

– Trình bày về những nhận định chung của người viết về tính khả thi của sáng kiến trong thực tế.

– Trình bày về kinh nghiệm được rút ra khi áp dụng và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.

– Trình bày những ý kiến đề xuất với các bộ, ban ngành hay đơn vị có thẩm quyền để đề tài đạt được kết quả thuận lợi hơn khi tiếp tục được thực hiện.

Để viết được một bài sáng kiến kinh nghiệm hay, đạt kết quả cao đòi hỏi cần có nhiều kinh nghiệm giảng dạy cũng như cách trình bày đẹp để tạo ấn tượng cho người đọc. Điều đó sẽ rất khó khăn đối với những thầy cô giáo, TOPSKKN sẽ giải quyết nỗi khó khăn ấy cho quý thầy cô khi viết sáng kiến kinh nghiệm thuê tại trung tâm của chúng tôi, cam kết viết mới hoàn toàn, có nhiều ý tưởng hay, đạt kết quả cao đáng mong đợi. Hãy tham khảo ngay!

Bước 6: Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm

Bước 6 cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm
Bước 6 cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm

6.1. Trang bìa

Một trang bìa sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh cần cung cấp đủ 6 thông tin sau:

– Đơn vị công tác (đơn vị giáo dục cao nhất, đơn vị thầy cô làm việc trực tiếp)

– Logo của đơn vị công tác (nếu có)

– Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm.

– Họ và tên người thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.

– Chức vụ đảm nhận tại đơn vị công tác.

– Năm học thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.

Trang bìa là ấn tượng đầu tiên khi một người cầm đọc sáng kiến kinh nghiệm nên thầy cô có thể làm phần này trông thật thu hút và mang nhiều nét riêng. Tuy nhiên, thầy cô vẫn cần ghi nhớ 3 lưu ý khi trình bày trang bìa bao gồm:

– Không sử dụng quá 3 kiểu chữ khác nhau.

– Sử dụng tối đa 3 màu cho trang bìa.

– Hạn chế sử dụng hoa văn quá phức tạp (hoa văn có thể giúp bài làm trở lên ấn tượng hơn nhưng quá nhiều hoặc quá rối mắt sẽ khiến người đọc mất thiện cảm với sáng kiến kinh nghiệm).

>>> Link tham khảo trang bìa sáng kiến kinh nghiệm mẫu: TẠI ĐÂY

6.2. Mục lục

Phần mục lục ghi lại các phần nội dung tiêu đề chính của toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm và đóng vai trò là người dẫn đường tổng hợp cũng như định hướng tìm kiếm cho người đọc.

Bên cạnh các tiêu đề nội dung thì thầy cô nên ghi lại số trang mà nội dung đó trình bày để người đọc có thể tìm kiếm phần nội dung mong muốn một cách dễ dàng.

6.3. Trang trình bày nội dung chính

4 yêu cầu trong các trang trình bày nội dung chính:

– Kiểu chữ: Times New Roman

– Cỡ chữ: 12 hoặc 13

– Căn lề: lề trên 1.5cm; lề dưới 2cm, lề phải 2cm, lề trái 3cm

– Dãn dòng: 1.5 lines

Các yêu cầu trên cần phải tuân thủ để toàn bài sáng kiến kinh nghiệm tạo nên sự đồng nhất và rõ ràng.

cach viet sang kien kinh nghiem hay 5
Cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm

6.4. Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo trong sáng kiến kinh nghiệm cần được sắp xếp tại một trang riêng theo các thứ tự ưu tiên: tài liệu trong nước → tài liệu nước ngoài và được sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên tác giả.

Số thứ tự được đặt trong dấu [ ], tên tác giả và năm xuất bản được đặt trong dấu ( ), tên của sách hay bài báo cần được in nghiêng.

Ví dụ: [12] Nguyễn Ngọc Huyền (2022), Những sáng kiến mới trong giáo dục phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Bước 7: Kiểm tra, chỉnh sửa bài SKKN

Bước 7 Kiểm tra và chỉnh sửa bài skkn
Bước 7 Kiểm tra và chỉnh sửa bài skkn

7.1.  Nội dung bài SKKN

Khi hoàn thiện xong một bài sáng kiến kinh nghiệm, bạn cần kiểm tra lại nội dung của bài theo lần lượt 5 nội dung dưới đây bao gồm:

– Nội dung của bài cần bám sát và thực hiện theo các ý tưởng được đưa ra trong phần dàn bài chi tiết.

– Kiểm tra về mặt logic và liên kết của nội dung toàn bài.

– Đánh giá tổng thể xem nội dung đã thật sự thuyết phục chính bản thân mình hay chưa.

– Bổ sung các nội dung cần thiết mang tính bắt buộc để bài sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện và chỉnh chu nhất

– Rà soát nội dung toàn bài đã đáp ứng các yêu cầu trong thang chấm điểm của một bài sáng kiến kinh nghiệm để đảm bảo đạt kết quả tối đa.

>> Link tải: Thang điểm chấm sáng kiến kinh nghiệm

7.2. Trình bày bài SKKN

Bên cạnh nội dung thì một bài sáng kiến kinh nghiệm được trình bày đẹp, rõ ràng và ấn tượng cũng sẽ góp phần đem lại kết quả tốt hơn cho bài sáng kiến kinh nghiệm. Người viết cần kiểm tra lại về kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, tổng thể toàn bài để đảm bảo về sự đồng nhất và tạo ấn tượng tốt với người đọc.

Mẫu sáng kiến kinh nghiệm mới nhất

Để cung cấp cho thầy cô cái nhìn tổng quan nhất về một bài sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh, TOPSKKN chia sẻ mẫu sáng kiến kinh nghiệm mới nhất. Xem ngay!

>> Mẫu sáng kiến kinh nghiệm mới nhất

Hi vọng qua những kiến thức mà Topskkn đã tìm hiểu và tổng hợp qua bài viết này sẽ giúp bạn tham khảo được cách viết sáng kiến kinh nghiệm hay và hiệu quả nhằm phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy của bạn. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm hay muốn tham khảo thêm các mẫu viết sáng kiến kinh nghiệm mới nhất và đề cương sáng kiến kinh nghiệm thì  hãy liên hệ với Topskkn nhé!

Tham khảo các bài viết liên quan:

5/5 (4 Reviews)
Nguyễn Thanh Tâm

Nguyễn Thanh Tâm

Tôi là Nguyễn Thanh Tâm, tốt nghiệp đại học sư phạm hà nội và hiện đang là trưởng phòng xây dựng và phát triển nội dung trên website lĩnh vực sáng kiến kinh nghiệm cho văn phòng công ty TopSkkn.
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on linkedin
guest
2 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Trần Văn Cần
Trần Văn Cần
1 year ago

Chào c Tâm, có thể hướng dẫn tôi cách viết sáng kiến kinh nghiệm môn khoa học lớp 4 được không? Tôi cảm ơn

LIÊN HỆ

Nếu bạn chưa biết mình cần cung cấp những thông tin gì thì đừng ngại để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể.

Sau khi trao đổi bạn sẽ nhận được:

  • Sự tư vấn tận tâm về tất cả băn khoăn của bạn
  • Báo giá chi tiết và thời hạn hoàn thành.
  • Quy trình làm việc an toàn

ĐỂ LẠI THÔNG TIN LIÊN HỆ

*Xin vui lòng điền đầy đủ thông tin và chính xác để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.