Bạn đang nghiên cứu về cách thực hiện và trình bày một đề cương sáng kiến kinh nghiệm đúng chuẩn? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để xem các mẫu đề cương ấn tượng từ các cấp bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT và cấu trúc từng phần cụ thể theo đúng quy định.
1. Mẫu đề cương sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Tên đề tài: “Chỉ đạo công tác giáo dục trong lễ giáo cho trẻ mẫu giáo”
Phần nội dung trình bày:
- Đây là một phần đề cương tiêu biểu cho bài sáng kiến kinh nghiệm mầm non. Các phần được người viết trình bày đầy đủ nội dung, các nội dung được trình bày ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo khái quát tương đối các ý mà người viết muốn truyền tải vào phần viết chính thức.
- Điểm khác biệt nhất trong phần đề cương đó là phần nội dung đề tài, trong phần đề cương này, người viết trình bày với 3 chương lớn bao gồm:
- Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ
- Chương 2: Thực trạng của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ
- Chương 3: Phương pháp và giải pháp thiết yếu để thực hiện ý tưởng đề tài
Link tải và xem đề cương hoàn toàn Miễn phí:
Không chỉ đưa đến các bài sáng kiến kinh nghiệm, TOPSKKN cũng cung cấp cho bạn báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm chi tiết, mới mẻ và độc lạ. Các thầy cô hãy tham khảo ngay nhé!
2. Mẫu đề cương sáng kiến kinh nghiệm tiểu học
Tên đề tài: “Sáng kiến kinh nghiệm dạy chữ viết cho học sinh lớp 2”
Phần nội dung trình bày:
Phần đề cương mẫu sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về việc dạy chữ viết cho học sinh lớp 2 của cô giáo Lê Thị Hằng được trình bày với 3 phần chính bao gồm:
- Phần 1: Đặt vấn đề + điều kiện cụ thể với những thuận lợi và khó khăn của đề tài.
- Phần 2: Nội dung chính của bài sáng kiến kinh nghiệm với 2 chương lớn: cơ sở lý luận và hệ thống các giải pháp cho vấn đề.
- Phần 3: Cung cấp kết luận chung và những đề xuất cho đề tài.
Link tải và xem đề cương hoàn toàn Miễn phí:
3. Mẫu đề cương sáng kiến kinh nghiệm THCS
Tên đề tài: “Phương pháp quan sát kết hợp cùng hoạt động nhóm trong việc giảng dạy sinh học để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học cơ sở”
Phần nội dung trình bày:
Phần đề cương này được đánh giá là chi tiết và đi sâu vào các nội dung cụ thể mà người viết muôn trình bày.
Trong đề cương này, người viết chia nội dung làm 3 phần chính bao gồm:
- Phần 1: Phần mở đầu (lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài)
- Phần 2: Nội dung của bài sáng kiến (đặc điểm của phương pháp tìm tòi trong mẫu vật, biện pháp thực hiện và kết quả thực hiện)
- Phần 3: Kết luận chung về đề tài
Link tải và xem đề cương hoàn toàn Miễn phí:
4. Mẫu đề cương sáng kiến kinh nghiệm THPT
Tên đề tài: “Một vài kinh nghiệm để dạy tốt các bài thí nghiệm thực hành hóa học bậc trung học phổ thông”
Phần nội dung trình bày:
- Đề cương sáng kiến kinh nghiệm trung học phổ thông này được người viết ghi chi tiết nội dung theo từng phần cụ thể. Đây là một đề cương mà bạn đọc nên thực hiện theo bởi mang tính định hướng cao cho phần bài viết cuối cùng.
- Đề cương được chia làm 5 phần lớn bao gồm:
- Phần 1: Đặt vấn đề
- Phần 2: Giải quyết vấn đề (thực trạng vấn đề, một vài ý kiến đưa ra để cái thiện chất lượng dạy, nội quy trong giờ học và các bước tiến hành thí nghiệm)
- Phần 3: Nhận xét và kết luận
- Phần 4: Ý kiến đề xuất
- Phần 5: Dự kiến đề tài năm sau
Link tải và xem đề cương hoàn toàn Miễn phí:
Ngoài nội dung của bài sáng kiến kinh nghiệm ra thì nhận xét sáng kiến kinh nghiệm cũng là bước khó đối với người viết. TOPSKKN sẽ tổng hợp mẫu nhận xét sáng kiến kinh nghiệm độc đáo, mới nhất, được nhiều thầy cô giáo lựa chọn áp dụng vào sáng kiến của mình. Mời quý thầy cô tham khảo và tải ngay về chỉnh sửa!
5. Cấu trúc của đề cương sáng kiến kinh nghiệm chuẩn
Đề cương sáng kiến kinh nghiệm là một bước trong quá trình đưa ra bài nghiên cứu cuối cùng nhưng vẫn cần đảm bảo đúng cấu trúc. Với việc thực hiện theo đúng cấu trúc thì cũng đảm bảo được quá trình thực hiện nội dung cụ thể một cách cụ thể và chính xác nhất. Dưới đây là 6 phần trong cấu trúc của đề cương sáng kiến kinh nghiệm chuẩn:
1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Bạn đọc cần cung cấp những lý do về mặt lý luận, thực tiễn, tính cấp thiết của vấn đề và vấn đề đó cần nằm trong khả năng nghiên cứu của người viết.
1.2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Người viết cần cung cấp đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình thường là trong một lớp học cụ thể, một khối lớp hoặc học sinh của một trường.
1.3. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Bản chất của việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu là làm rõ được ý nghĩa của vấn đề được đưa ra. Do đó, hãy nêu ra kết quả cuối cùng bạn muốn đạt được trong bài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.4. Xây dựng giả thiết nghiên cứu
Đưa ra giả thiết cho bài nghiên cứu nhằm xây dựng được tính hiệu quả hoặc chất lượng mà giải pháp có thể đạt được được.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Cung cấp các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài để nắm được hướng đi cũng như hướng nghiên cứu một cách chính xác.
2. Phần nội dung
2.1. Cơ sở khoa học
Cung cấp những cơ sở khoa học tin cậy thúc đẩy cho tiềm năng phát triển của kết quả nghiên cứu. Trong môi trường giáo dục thì mọi giải pháp hay ý tưởng mới đều cần có những cơ sở nhất định để có căn cứ triển khai.
2.2. Đánh giá thực trạng về các vấn đề liên quan
Trong bài sáng kiến kinh nghiệm, người viết cần đánh giá thực trạng của vấn đề để từ đó người đọc nhìn nhận rõ hiện trạng. Từ hiện trạng, thì người viết mới có thể cung cấp được những giải pháp và người đọc có thể đánh giá về việc giải pháp có giải quyết được vấn đề cụ thể nào hay không.
2.3. Nêu giải pháp
Như đã đề cập ở trên, phần này sẽ cung cấp các giải pháp nhằm giải quyết những tồn đọng trong thực tế dựa trên kinh nghiệm của người dạy.
2.4. Phân tích, tổng hợp rút ra kết luận khoa học
Trong phần này, người viết cần đưa ra những phân tích và kết luận cụ thể. Đôi khi, người viết cũng có thể cung cấp những số liệu chứng minh cho sự hiệu quả của các giải pháp mà mình đưa ra thông qua bảng tổng hợp kết quả, số liệu đối chiếu, so sánh,…
3. Phần kết luận
Đưa ra những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến kinh nghiệm như về nội dung, ý nghĩa, hiệu quả, …
4. Kiến nghị
Trình bày các kiến nghị của cá nhân cho vấn đề được đưa ra.
Đề cương chỉ là một phần hỗ trợ giúp việc thực hiện bài sáng kiến kinh nghiệm được trau chuốt và hiệu quả hơn. Để tìm hiểu kỹ hơn thì bạn đọc nên xem ngay cách viết sáng kiến kinh nghiệm từ TOPSKKN để thực hiện được một bài thật hoàn chỉnh nhé!
5. Kế hoạch và thời gian thực hiện
Để cho thấy giá trị của sáng kiến kinh nghiệm thì người viết có thể trình bày một kế hoạch cụ thể và thời gian để thực hiện. Việc áp dụng vào thực tế một cách chính xác sẽ giúp sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao và giành được giải hơn.
6. Điều kiện để thực hiện đề tài
Người viết cũng có thể cung cấp thêm các điều kiện để sáng kiến được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc rất nhiều kiến thức hay trong việc thực hiện đề cương sáng kiến kinh nghiệm và các mẫu chi tiết chọn lọc. Hy vọng những nội dung này đã bổ sung và giúp ích trong quá trình thực hiện bài sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả tốt nhất.
Tham khảo các bài viết liên quan:
- Bật Mí 65 Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chủ Nhiệm Lớp Hiệu Quả Nhất
- Thư Viện Sáng Kiến Kinh Nghiệm THPT Đầy Đủ Các Môn