Muốn nâng cao chất lượng dạy học Khoa học tự nhiên lớp 8, giáo viên cần chuẩn bị giáo án thật chi tiết và bám sát yêu cầu đổi mới. Vì vậy, TOPSKKN đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn kho Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh Diều mới nhất được soạn theo mẫu đề án 5512. Tải về để áp dụng bạn nhé!
1. SKKN lớp 8 môn Khoa học tự nhiên năm 2024-2025 BẢN QUYỀN
Mã | Tên đề tài | Xem trước | Xem các tỉnh đã bán |
Q813 | Vận dụng dạy học STEM góp phần phát triển tư duy, năng lực của học sinh trong dạy học môn KHTN 8 (đủ 3 bộ sách) | Tải ngay | Tại đây |
Q814 | Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực trong môn KHTN 8 (đủ 3 bộ sách) | Tải ngay | Tại đây |
Q815 | Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn KHTN 8 giúp học sinh phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (đủ 3 bộ sách) | Tải ngay | Tại đây |
2. Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 file Word và Powerpoint sách Cánh Diều
2.1. Mẫu giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 chủ đề 1 (Phản ứng hóa học)
Chủ đề 1: Phản ứng hóa học
Bài 1: Biến đổi Vật lí và biến đổi Hóa học
Thông tin file giáo án word Khoa học tự nhiên lớp 8:
- Tất cả GA bản Word đều được soạn theo mẫu giáo án 5512 của Bộ Giáo Dục chi tiết, rõ ràng và mạch lạc.
- Giáo án có sẵn để tải về dưới định dạng Word dễ dàng chỉnh sửa nội dung theo ý muốn.
- Giáo án có sẵn để tải về dưới định dạng Word.
2.2. Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên (powerpoint/ slide) lớp 8 sách Cánh Diều
Mẫu slide giáo án điện tử lớp 8 chủ đề 1 (Phản ứng hóa học)
Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
Thông tin file giáo án powerpoint (slide) lớp 8:
- Giáo án có sẵn để tải về dưới định dạng Powerpoint (slide).
- Nội dung giáo án điện tử và Word đồng bộ với nhau
- Sử dụng font chữ Time New Roman để tăng tính đồng nhất và dễ đọc.
- Dễ dàng chỉnh sửa nội dung theo ý muốn.
- Nội dung giáo án được trình bày sinh động và hiện đại.
- Sử dụng nhiều hình ảnh hỗ trợ để làm cho giáo án trực quan và dễ hiểu.
Không chỉ đưa đến Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh Diều, TOPSKKN cũng cung cấp cho bạn miễn phí bộ Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 sách Cánh Diều với nhiều tài liệu chi tiết, kiến thức mới mẻ và độc lạ. Các thầy cô hãy tham khảo ngay nhé!
3. Giá tải giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh Diều
Phí giáo án | Word | PPT (Tặng Word) |
Cả năm | 770.000 | 950.000 |
1 kì | 350.000 | 500.000 |
Tuần | 50.000 | 80.000 |
Danh sách bài lẻ:
Mã giáo án | Tiêu đề | Link demo |
Hóa | ||
GA83062 | Bài 1. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học | Demo Word |
GA83063 | Bài 2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học | Demo Word |
GA83064 | Bài 3. Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học | Demo Word |
GA83065 | Bài 4. Mol và tỉ khối của chất khí | Demo Word |
GA83066 | Bài 5. Tính theo phương trình hoá học | Demo Word |
GA83067 | Bài 6. Nồng độ dung dịch | Demo Word |
GA83068 | Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác | Demo Word |
Vật lí | ||
GA83075 | Bài 14. Khối lượng riêng | Demo Word |
GA83076 | Bài 15. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó | Demo Word |
GA83077 | Bài 16. Áp suất | Demo Word |
GA83078 | Bài 17. Áp suất trong chất lỏng và trong chất khí | Demo Word |
GA83079 | Bài 18. Lực có thể làm quay vật | Demo Word |
GA83080 | Bài 19. Đòn bẩy | Demo Word |
GA83081 | Bài 20. Sự nhiễm điện | Demo Word |
Sinh học | ||
GA83088 | Bài 27. Khái quát về cơ thể người | Demo Word |
GA83089 | Bài 28. Hệ vận động ở người | Demo Word |
GA83090 | Bài 29. Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người | Demo Word |
GA83091 | Bài 30. Máu và hệ tuần hoàn ở người | Demo Word |
GA83092 | Bài 31. Thực hành về máu và hệ tuần hoàn | Demo Word |
GA83093 | Bài 32. Hệ hô hấp ở người | Demo Word |
GA83094 | Bài 33. Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người | Demo Word |
GA83095 | Bài 34. Hệ thần kinh và các giác quan ở người | Demo Word |
GA83096 | Bài 35. Hệ nội tiết ở người | Demo Word |
GA83097 | Bài 36. Da và điều hoà thân nhiệt ở người | Demo Word |
4.Thời gian bàn giao giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh Diều
4.1.Thời gian bàn giao giáo án Word Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh Diều
Đợt bàn giao | Thời gian bàn giao | Nội dung |
Đợt 1 | 20/7 | 1/2 giáo án kì 1 |
Đợt 2 | 20/8 | Đủ kì 1 |
Đợt 3 | 25/10 | 1/2 kì 2 |
Đợt 4 | 25/12 | Đủ cả năm |
4.2. Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh Diều
5. Cách thức đặt mua giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh Diều
Hình thức thanh toán:
Với khách hàng mua bộ full:
Lần 1: Cọc trước 1/2 phí Giáo Án
Lần 2: Đến khi nhận đủ giáo án kì 1 thì thanh toán nốt phần phí còn lại.
Với khách hàng mua lẻ: Gửi kèm mã tài liệu cần mua tới số Zalo và ảnh chụp chuyển khoản của bạn.
Để đặt mua giáo án bạn có thể làm theo 2 bước sau:
Bước 1: Chuyển phí vào:
- Số tài khoản: 3100281021858
- Tên chủ tài khoản: Lê Thị Thuỳ Linh
- Ngân hàng Agribank
Bước 2: Gửi tin nhắn thông báo đặt trước qua Zalo: 0833 206 833
6. Nội dung Chi tiết giáo án Word môn Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh Diều
PHẦN 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
BÀI 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học
- Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học. Đưa ra ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hóa học
- Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học.
- Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát các hiện tượng thực tiễn, để tìm hiểu về sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hóa học trong các trường hợp.
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT KHTN 8.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học, phiếu học tập, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm cần dùng trong bài học.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT KHTN 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV chiếu Hình 1.1, yêu cầu HS:
Quan sát Hình 1.1, dự đoán hình nào mô tả hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác, hình nào chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng,…).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Trong môn KHTN 6, chúng ta đã được tìm hiểu về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. Vậy thế nào là sự biến đổi vật lí? Thế nào là sự biến đổi hóa học? Sau khi học xong bài học hôm nay chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề trên. Chúng ta cùng đi vào bài – Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi vật lí
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm biến đổi vật lí, tiến hành được thí nghiệm về sự biến đổi vật lí.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, tiến hành thí nghiệm 1, thảo luận và trả lời phiếu học tập số 1.
- Sản phẩm học tập: HS nêu kết quả thực hành thí nghiệm 1, phát biểu khái niệm sự biến đổi vật lí, câu trả lời phiếu học tập số 1.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS tạo nhóm, phát cho các nhóm bộ dụng cụ và hóa chất, phiếu học tập số 1. – GV hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm 1, yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 1 và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện thí nghiệm 1, trao đổi thảo luận phiếu học tập số 1 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Đại diện HS trình bày kết quả thực hiện thí nghiệm, kết quả trao đổi câu hỏi trong phiếu học tập số 1 – GV mời đại diện nhóm khác khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về sự biến đổi vật lí |
I. Sự biến đổi chất
1. Sự biến đổi vật lí Trả lời Phiếu học tập số 1: 1. – Hòa tan muối ăn vào nước thu được dung dịch đồng nhất, không màu – Sau khi cô cạn thu được chất rắn, màu trắng bám trên đáy bát sứ 2. Nhận xét sự biến đổi về trạng thái (thể) của sodium chloride: Sodium chloride là chất rắn, tan tốt trong nước, không bị nhiệt phân hủy
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự biến đổi hóa học
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm về sự biến đổi hóa học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, tiến hành thí nghiệm 2, thảo luận và trả lời phiếu học tập số 2.
- Sản phẩm học tập: HS nêu kết quả thực hành thí nghiệm 2, phát biểu khái niệm sự biến đổi hóa học, câu trả lời phiếu học tập số 2.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS tạo nhóm, phát cho các nhóm bộ dụng cụ và hóa chất, phiếu học tập số 2. – GV hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm 2, yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 2 và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện thí nghiệm 2, trao đổi thảo luận phiếu học tập số 2 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Đại diện HS trình bày kết quả thực hiện thí nghiệm 2, kết quả trao đổi câu hỏi trong phiếu học tập số 2 – GV mời đại diện nhóm khác khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về sự biến đổi hóa học |
2. Sự biến đổi hóa học
Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.
|
Hoạt động 3: Phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hóa học
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được sự biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, tiến hành thí nghiệm 3, thảo luận và trả lời phiếu học tập số 3.
- Sản phẩm học tập: HS nêu kết quả thực hành thí nghiệm 3, phân biệt được sự biến đổi vật lí và biến đổi hóa học, câu trả lời phiếu học tập số 3.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS tạo nhóm, phát cho các nhóm bộ dụng cụ và hóa chất, phiếu học tập số 3. – GV hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm 3, yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 3 và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện thí nghiệm 3, trao đổi thảo luận phiếu học tập số 3 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Đại diện HS trình bày kết quả thực hiện thí nghiệm 3, kết quả trao đổi câu hỏi trong phiếu học tập số 3 – GV mời đại diện nhóm khác khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hóa học |
II. Phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hóa học
Thực hiện thí nghiệm 3: Chuẩn bị: – Dụng cụ : đĩa sứ, bật lửa – Hóa chất: cây nến Tiến hành: – Gắn cây nến (có thành phần chính là paraffin) trên đĩa sứ, đốt nến cháy trong khoảng 1 phút.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV giao nhiệm vụ cho HS:
Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có sự biến đổi hóa học?
- Đun nóng dung dịch, nước chuyển thành hơi
- Mang các hạt chất rắn nghiền được bột màu trắng
- Nung đá vôi có màu trắng thoát ra một chất khí có thể làm đục nước vôi trong
- Hòa tan một ít chất rắn màu trắng vào nước lọc để loại bỏ các chất bẩn không tan được dung dịch
Câu 2. Sự biến đổi vật lí là
- hiện tượng chất có sự biến đổi tạo thành chất mới
- hiện tượng chất có sự biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
- hiện tượng chất có sự biến đổi sinh ra chất rắn không tan
- hiện tượng chất có sự biến đổi sinh ra chất bay hơi
Câu 3. Sự biến đổi hóa học là
- hiện tượng chất có sự biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
- hiện tượng hòa tan các chất rắn vào nước
- hiện tượng chuyển chất lỏng thành hơi
- hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác
Câu 4. Dấu hiệu nào dưới đây dùng để phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hóa học?
- Sự xuất hiện chất mới
- Sự thay đổi về hình dạng của chất
- Sự thay đổi về trạng thái của chất từ lỏng sang hơi
- Sự xuất hiện chất mới
Câu 5. Hiện tượng nào dưới đây diễn ra sự biến đổi vật lí?
- Cơm bị ôi thiu
- Đường cháy thành than
- Sữa chua lên men
- Nước hóa đá dưới 0 độ C
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
– GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
– Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bà, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
– GV chuẩn kiến thức:
+ Hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước,… nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là sự biến đổi vật lí
+ Hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác được gọi là sự biến đổi hóa học
Đáp án bài tập trắc nghiệm
1. C | 2. B | 3. D | 4. A | 5. D |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời luyện tập 1 – 4 SGK trang 13 – 14.
- Sản phẩm học tập: HS giải được các luyện tập 1 – 4 SGK trang 13 – 14.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS làm các luyện tập 1 – 4 SGK trang 13 – 14.
– Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí? Giải thích.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
– HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
– GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
– GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Đáp án luyện tập 1 – 4 SGK trang 13 – 14:
- Các quá trình diễn ra sự biến đổi vật lí trong hình 1.1 là:
a) Xé mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi kích thước, số lượng mẩu giấy, không có sự tạo thành chất mới
b) Hòa tan đường vào nước: Quá trình này là quá trình vật lí do có sự thay đổi trạng thái của đường (từ rắn sang lỏng), không có sự tạo thành chất mới
Trong bài viết trên đây, TOPSKKN đã cung cấp kho Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh Diều hay nhất dưới dạng file word và slides. Tài liệu được soạn chi tiết theo chương trình SGK mới cùng mức giá cực kỳ hợp lý. Đừng quên download và chỉnh sửa theo ý muốn. Chúc bạn thành công!
Từ khóa liên quan: giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 Sách Cánh Diều, giáo án Khoa học tự nhiên 8 bộ sách Cánh diều, giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 2023 – 2024, giáo án Khoa học tự nhiên bộ sách CD, giáo án Khoa học tự nhiên 8 theo công văn 5512.
Xem Thêm Các Bài Giáo Án Lớp 8 Sách Cánh Diều: